Danh sách bài viết

Tìm thấy 18 kết quả trong 0.50550198554993 giây

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Các ngành công nghệ

Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Con người xây biệt thự lộng lẫy, xa hoa từ hơn 2000 năm trước như thế nào?

Các ngành công nghệ

Tàn tích biệt thực cổ từ thế kỷ thứ 1 được phát hiện gần núi Vesuvius có thể là nơi Pliny the Elder chứng kiến vụ phun trào thảm khốc

Trường Đại học Cửu Long lấy điểm sàn cao nhất 21

Giáo dục và đào tạo

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Cửu Long (mã trường: DCL) từ 15 đến 21 điểm.

Đại học Kinh tế TP HCM công bố 3 mức điểm sàn

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở TP HCM của Đại học Kinh tế có điểm sàn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là 18 và 20, các ngành tại Phân hiệu Vĩnh Long lấy mức 16, theo công bố sáng 17/8.

Lần đầu tiên, 22 khinh khí cầu sẽ bay trên bầu trời Hà Nội

Các ngành công nghệ

Các khinh khí cầu to lớn đa sắc màu bay lên cao như những đóa hoa xuân nở rộ lộng lẫy giữa bầu trời thủ đô.

Khoa học tạo ra những viên kim cương lớn hơn và chất lượng hơn

Các ngành công nghệ

Nếu bạn nghĩ rằng viên đá gắn trên chiếc nhẫn thật lớn và lộng lẫy thì những viên kim cương được xử lý trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp mới sẽ làm bạn choáng ngợp.

Thêm nhiều trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển

Giáo dục và đào tạo

Sáng 17/8, Đại học Kinh tế TP.HCM công bố điểm sàn đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, mức điểm nhận hồ sơ của cơ sở tại TP.HCM là 18 và 20 điểm, phân hiệu tại Vĩnh Long lấy 16 điểm.

Những chiêu thu hút đối phương của động vật

Khoa học sự sống

Để lôi cuốn sự chú ý của đối phương, khỉ cái capuchin sẽ ném đá vào con đực, cá cichlid xây lâu đài cát hay chim sẻ lều sẽ trang hoàng lộng lẫy tổ chim.

Loài chim công và những khám phá gây kích thích nhất

Khoa học sự sống

Loài chim công nổi tiếng với bộ lông đuôi rực rỡ nhiều màu sắc có nhiều đốm tròn màu đen viền vàng và xanh giống như những con mắt vô cùng lộng lẫy.

Khoa học tạo ra những viên kim cương lớn hơn và chất lượng hơn

Các ngành công nghệ

Nếu bạn nghĩ rằng viên đá gắn trên chiếc nhẫn thật lớn và lộng lẫy thì những viên kim cương được xử lý trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp mới sẽ làm bạn choáng ngợp.

Trường Đại học Cửu Long lấy điểm sàn cao nhất 21

Giáo dục và đào tạo

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Cửu Long (mã trường: DCL) từ 15 đến 21 điểm.

Sự thật chết người bên trong vẻ ngoài rực rỡ của ốc sên "sát thủ"

Sinh học

Ốc sên Marbled Cone sở hữu vẻ ngoài vô cùng lộng lẫy nhưng được xem là loài ốc sên có nọc độc nhất hành tinh, có thể gây chết người.

Chiêm ngưỡng 16 cây cổ thụ lộng lẫy bậc nhất thế giới

Khoa học sự sống

Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng 16 cây cổ thụ lộng lẫy bậc nhất thế giới dưới đây nhé!

Loài hoa lan kỳ lạ, chỉ nhìn thôi cũng ngượng chín mặt

Khoa học sự sống

Trên thế giới, có rất nhiều loài hoa lan gây ấn tượng với con người bởi sự hiếm có khó tìm, bởi mùi hương đặc biệt hay ngoại hình đẹp lộng lẫy.

Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn

Khoa học sự sống

Hoa nguyệt quế núi thường nở rộ vào tháng 5, tháng 6, có hình tròn, mọc thành chùm gồm nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm, màu đỏ.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Khoa học sự sống

Toàn bộ quá trình biến đổi tự nhiên từ trạng thái sâu bướm, rồi nhộng trở thành bướm với hình hài lộng lẫy đã được ghi lại một cách chân thực và sống động nhất.

"Robot lỏng" có khả năng biến đổi hình dạng

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc và Úc vừa phát triển thành công một loại robot từ kim loại lỏng lấy cảm hứng từ T-1000, robot sát thủ có khả năng tự thay đổi hình dạng trong phim Terminator 2: Judgment Day (Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét)...

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài ấy. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ gửi gắm trong các bài thơ. Có một thời gian rất dài ca trù không được quan tâm. Có lẽ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với những tàn dư xấu xa của chế độ phong kiến, sinh hoạt cô đầu, hay hát ả đào, vốn đã có tiếng rất xấu từ đầu thế kỷ, cũng bị quét đi, không thương tiếc. Các cô đào, dù hát còn hay, dù còn thanh sắc cũng giấu kỹ phách, các kép hát thì gác đàn lên xà nhà, giấu đi cái hành trạng một thời làm nghề hát xướng của mình để nhập vào cuộc sống mới. Không ai dám hát, không ai dám đàn, không ai dám nhận mình là cô đầu nữa. Con cái các đào kép một thời lững lẫy bỗng đâm ra xa lánh, sợ sệt cha mẹ mình. Tiếng xấu sinh hoạt ả đào trùm lên cả xã hội. Nhắc đến cô đầu người ta sợ. Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi làm cho người ta khuynh gia bại sản, có hại cho phong hoá và luân lý. Người ta cho cô đầu là cái người: “Lấy khách - khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu - nhà giàu hết của”. Mà cũng có chỗ không oan. Với vẻ thanh thoát của vóc dáng của những người không phải chịu cảnh chân lấm tay bùn, các cô lại khéo ăn nói, do được tiếp xúc toàn với văn nhân nho sĩ, nên nhiều người đã bị các cô làm cho mê mẩn. Có người phải bán ruộng, bán nhà; có kẻ phải giấu lương tháng, lừa dối vợ con để lấy tiền đi hát. Nhà hát lại là nơi hấp dẫn nhất trần đời: nào các cô hát hay, nào các cô tiếp rượu khéo, nào các cô đấm bóp ấm êm. Biết bao cảnh đánh ghen tầy trời nơi các ca quán. Biết bao đôi vợ chồng phải ly biệt, tan cửa nát nhà vì cô đầu. Tiếng xấu ấy, trăm năm còn in vết. Các người ca thưở trước đều tìm một nghề khác kiếm sống, giấu biệt cái nghề ca hát của mình đi. Có đào nương phải kiếm một gánh nước chè độ nhật cho đến tận lúc cuối đời. Nhiều đào nương lần hồi kiếm các công việc để độ nhật, và giấu biệt đi cái nghề ca hát của mình, cho dù nó đã từng đem lại ít nhiều vinh quang cho bà trong thời trẻ trung. Có đào nương trở về với công việc đồng áng, cố che lấp đi cái nghề ca hát của mình. Gặp lại các bà để hỏi về ca trù, các bà còn run sợ, các bà không dám nói. Mặc dù thưở trước Tổ đã cho các bà ăn lộc, cho các bà những hào quang, nhưng nay thì các bà dứt khoát dứt ra khỏi cái liên hệ này. Tìm gặp các bà, có cảm giác như họ đang ôm trong mình một khối u lớn. Có bà trả lời giằn dỗi, như hắt nước lạnh vào người đang hỏi chuyện. Lâu dần trong số họ trở nên kiêu ngạo, cao đạo, nào tránh gặp báo chí, nào tránh gặp truyền hình, nào tránh các cuộc giao lưu. Không ai dám đến gần khiến cho người đào nương già nua lại trở nên cô độc, thù ghét xung quanh, khinh ngạo mọi người trong và ngoài nghề. Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có một người phụ nữ, người mà nét tài hoa và đa tình còn in trên khuôn mặt đã nhăn nheo, mà nét kiêu sa lừng lẫy chốn ca trường còn trong từng âm thanh giọng nói - vâng chỉ có người ấy là dám nhận mình là một ả đào, như bà đã từng nói là bà dám đeo cái biển trước ngực “Tôi là ả đào”. Bà kể rằng: Hồi trước có mấy ông lãnh đạo văn hóa nói thẳng vào mặt tôi rằng: "Cái nghề ca trù của bà chỉ phục vụ bọn thực dân phong kiến, cái cây đã chết, cho nó chết, lấy đâu hoa mà nở". Lúc đó tôi cười: "Rồi xem, hoa có nở không?".(Báo Lao Động chủ nhật, số 40, ngày 20.10.1991, tr.5). Đấy, thái độ của bà rõ ràng và tự tin như vậy! Vâng, cả cuộc đời của bà lúc nào cũng một niềm thuỷ chung với nghề tổ. Bà được Tổ cho ăn lộc, đem cho bà vinh quang và cả đắng cay nữa. Bà dám sống cho nghề tổ, chịu vinh, chịu nhục vì nghề. Khi bà ba mươi tuổi, đang lừng lẫy chốn ca trường, thi sĩ Trần Huyền Trân viết tặng bà bài thơ Sầu chung. Một bài thơ mà từng chữ, từng lời hiểu bà từ gan ruột. Bà là Quách Thị Hồ nghệ sĩ lớn nhất của ngành ca trù trong thế kỷ XX. Cho đến một hôm, GS Trần Văn Khê, từ Pháp trở về. Ông ghi âm tiếng hát của bà để đem đi giới thiệu với thế giới. Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc So sánh đã trao bằng danh dự cho bà vì bà có công lao đặc biệt trong việc bảo tồn một bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao. Và từ đó tên tuổi của bà cùng tiếng hát ca trù độc đáo của Việt Nam trở nên vang lừng trong bốn biển. Năm 1988, tại Liên hoan quốc tế Âm nhạc truyền thống tại Bình Nhưỡng, có sự tham gia của 29 quốc gia, băng ghi âm tiếng hát của Quách Thị Hồ, đại diện cho Việt Nam được xếp hạng cao nhất. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Và cho đến hôm nay, bà là người đầu tiên và duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ngành ca trù. Sau bà, không còn ai được phong Nghệ sĩ Nhân Dân về ca trù nữa. Và bà thật xứng đáng với danh hiệu này. Tiếng hát ca trù độc đáo, lạ lùng và đầy sức hấp dẫn của Quách Thị Hồ đã vang lên, đại diện cho Việt Nam, làm rạng rỡ cho âm nhạc và văn hoá Việt Nam. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam mới ghi âm tiếng hát của bà, phát trong các chương trình ca nhạc cổ truyền. Năm 1984, Trung tâm Nghe Nhìn (nay là Hãng Phim Truyền hình) tổ chức làm phim “Nghệ thuật ca trù” (Kịch bản và đạo diễn Ngô Đặng Tuất) tại Lỗ Khê. Đây cũng là dịp tập trung nhiều nhất các danh ca, danh cầm nổi tiếng trong giới ca trù như: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Hào, Chu Văn Du, Nguyễn Thế Tuất, Phó Đình Kỳ, Đinh Khắc Ban, Phó Thị Kim Đức, Nguyễn Thị Mùi. Nhà nghiên cứu Ngô Linh Ngọc dẫn chương trình và đọc lời bình cho toàn phim. Năm 1980, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách Hát Cửa đình Lỗ Khê, được dư luận đánh giá tốt. Nghệ sĩ Quách Thị Hồ tạ thế lúc 3h 45 phút, ngày 4 tháng Giêng năm 2001, tức ngày 10 tháng Chạp năm Canh Thìn. Thọ 92 tuổi. Trong sổ tang tôi đã viết: “Nghệ sĩ Quách Thị Hồ ra đi có mang theo tất cả những gì là cao quý, sang trọng và bác học của nghệ thuật ca trù trong thế kỷ XX”. Nghĩ đến hôm bà mất, càng thấy thương bà, khi mất, không có đất chôn. Con cháu phải mua một mảnh đất mấy mét vuông bên Gia Thuỵ để làm nơi yên nghỉ cho bà. Ba thước đất đã vùi sâu một nghệ sĩ tài hoa, sống đã làm vẻ vang cho ca trù, danh thơm bốn bể, cùng với cả trăm cay nghìn đắng, mà vẫn sáng ngời lòng thuỷ chung với Tổ với nghề. Nay bà khuất nẻo suối vàng, nhưng tiếng hát của bà còn vang mãi, với non sông này, với nghệ thuật này. Nguyễn Xuân Diện